Showing 1–12 of 15 results

Bu lông (bulong) là loại phụ kiện chẳng xa lạ gì đối với mỗi người vì chúng xuất hiện mọi mặt trong đời sống thường ngày. Bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng nhưng có bao giờ bạn tự hỏi bu lông là gì? Chúng được sản xuất như thế nào và theo các tiêu chuẩn nào không?

Bu lông là gì?

Bu lông hay còn được viết là bulong có tên tiếng Anh là Bolt. Đây là một sản phẩm cơ khí có cấu tạo khá đơn giản dùng để ghép nối, kẹp chặt 2 bộ phận thành một khối thống nhất.

Bulong thường được sử dụng kèm với đai ốc như là một bộ phận không thể tách rời và bổ trợ lẫn nhau.

Bạn có thể thấy bu lông ở khắp mọi nơi, mọi thiết bị bạn sử dụng. Chúng tồn tại ở khắp mọi nơi với kích thước từ nhỏ tới khổng lồ. Tuy cấu tạo đơn giản nhưng đây là một phần không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại.

Cấu tạo của bulong

Bu lông có cấu tạo khá đơn giản bao gồm 2 phần: phần đầu và phần thân

Phần đầu: Có dạng mũ với nhiều hình dạng khác nhau như: lục giác, vuông, bát giác, xẻ rãnh, tròn… phụ thuộc vào công dụng cũng như mục đích sử dụng.

Phần thân: Có dạng trụ dài được tạo ren và phần ren này cũng được chia thành 2 loại ren lửng và ren suốt để sử dụng vào các mục đích khác nhau.

Các loại bu lông

Có rất nhiều cách phân loại bu lông khác nhau nhưng về cơ bản có các loại bulong thường thấy nhất sau đây:

Bu lông neo móng

Đây là loại bulong được sử dụng để liên kết, cố định kết cấu thép gắn chặt vào bê tông. Chúng thường được sử dụng trong thi công các hệ thống điện, trạm biến áp, phân xưởng, nhà máy… Trước khi đổ bê tống thì người ta đã cố định bu lông neo móng vào đó.

Bu lông neo móng thông thường có kích thước lớn từ M22 trở lên.

Bu lông liên kết

Là loại bulong được sử dụng để liên kết các chi tiết với nhau hoặc dùng để lắp ráp chi tiết cơ khí tạo thành hệ thống khối, khung giàn.

Đi theo bộ với bu lông liên kết thông thường là long đen và đai ốc.

Bu lông nở

Hay còn gọi là tắc kê nở là loại bu lông có cấu tạo đặc biệt, có khả năng chịu lực, chịu tải cực tốt. Chúng thường có một bộ phận giãn nở giúp tăng cường khả năng liên kết kết cấu khung với tường bê tông

Ngoài ra còn có các loại bulong được phân loại theo vật liệu chế tạo như: inox 201, inox 304, inox 316. Phân loại theo khả năng chống ăn mòn: Bu lông thường, inox, đen, mạ kẽm

Công dụng của bu lông

Bu lông được sử dụng để liên kết, ghép nối các chi tiết thành một khối thống nhất. Hoặc chúng cũng có thể được sử dụng để cố định các chi tiết, lắp ráp các bộ phận nhỏ thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Nguyên lí hoạt động cũng khá đơn giản, đó là nhờ vào sự ma sát và lực siết của đai ốc với các vòng ren của bulong.

Bulong có độ ổn định cao, dễ dàng tháo lắp cũng như hiệu chỉnh mối ghép một cách dễ dàng.

Tuy nhiên khi sử dụng một thời gian mối liên kết có thể sẽ bị lỏng hoặc bị hoen rỉ gây khó khăn trong việc bảo hành bảo trì.

Bulong được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như cơ khí, xây dựng, giao thông, chế tạo…

Ký hiệu bu lông

Ký hiệu bu lông bao gồm: ký hiệu REN (ren, đường kính ngoài, bước ren) độ dài bu lông và số hiệu TCVN.

Ví dụ: M 10 X 80 TCVN 1892-76

Theo TCVN 1892-76: Bulông tinh sáu cạnh đều. Kiểu I có d = 10mm, chiều dài L = 80 mm… với các thông số trên, ta có thể chế tạo hoặc vẽ được bu lông theo yêu cầu.

Báo giá bu lông

Công ty Capvina có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp nguyên vật liệu ngành xây dựng, đặc biệt là các loại bu lông. Sản phẩm công ty chúng tôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá bulong tốt nhất toàn quốc tương ứng với chất lượng sản phẩm. Để được báo giá bu lông nhanh nhất quý khách vui lòng liên hệ

0901577139