1. Cáp dự ứng lực là gì?
Đây là sản phẩm cáp thép được sử dụng phổ biến để làm dây trợ lực, dây kéo giữ các cây cầu và thường được dùng trong những công trình xây dựng lớn hoặc các kiến trúc cao tầng.
Đúng như tên gọi của nó thì loại cáp này thường có độ bền rất cao, chất lượng cực tốt, bền vững theo thời gian và ít chịu ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài.
2. Cấu tạo và phân loại cáp dự ứng lực
Cáp được cấu tạo từ 2 bộ phận chính đó là:
a) Sợi ứng suất trước
Sợi này có hình dáng tròn, được thi công và xây dựng bằng phương pháp tuốt bê tông cốt thép hoặc sợi máy cáp thép. Chúng được chia thành 2 loại dựa trên hàm lượng cacbon:
- FMP 62 có hàm lượng cacbon C từ 0.62 – 0.65%
- FMP 80 có hàm lượng cacbon C từ 0.78 – 0.83%
b) Bó sợi ứng suất
Bó sợi này được hình thành từ tổng hợp của các sợi ứng suất trước cuộn với nhau theo hình dạng xoắn ốc nhất định, cực kì chắc chắn và kiên cố.
Cáp dự ứng lực hiện nay được phân chia thành 3 loại chính:
- Cáp dự ứng lực 12.7 và 15.24mm: Sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất trong việc xây dựng, thi công, thiết kế các hệ thống cầu đường.
- Cáp dự ứng lực bện không vỏ bọc: Sản phẩm này được ứng dụng trong việc xây dựng cầu, nhà cao tầng,…
- Cáp dự ứng lực bện có vỏ bọc: Sản phẩm này được dùng nhiều trong hệ thống dầm sàn dự ứng lực, đường hầm… Loại này thường được dùng cho việc kết cấu bê tông giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian thi công và chi phí.
3. Đặc tính và ưu điểm của cáp dự ứng lực
Sợi cáp này có những đặc tính ưu việt sau:
- Khả năng chịu được tải trọng lớn và chịu lực cực cao, có độ vượt nhịp cực lớn
- Được kết cấu đặc biệt nên rất nhẹ, độ tự chùng thấp
- Độ đàn hồi cực tốt nhờ đặc tính cuộn xoắn của chúng
- Với đặc tính lý học nhất quán thì sức kháng giảm tải cao cùng với khả năng chịu nhiệt tốt
Ưu điểm:
Khác với những loại thép thông thường thì cáp dự ứng lực có những ưu điểm vượt trội kể đến như sau:
- Độ chịu lực cao
- Chúng được kết hợp với bê tông để tạo thành bê tông cốt thép dự ứng lực, với mục đích đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng có độ vượt nhịp lớn
- Tiết kiệm được rất nhiều chi phí về số lượng thanh gia cố, các lớp bọc bảo vệ, nêm và lao động cho toàn bộ dự án
- Giảm được khối lượng bê tông cần xây dựng nhờ kích thước đặc trưng của chúng
- Trong quá trình sản xuất thì cáp đã được kéo căng nóng giúp dây của nó gần như thẳng và khi sử dụng thì không cần phải gia công kéo thẳng về phía sau.
4. Quy trình thi công và ứng dụng của cáp dự ứng lực
Để thi công được cáp dự ứng lực thì bạn phải đảm bảo các quy trình sau đây:
- Bước 1: Lắp dựng khung cho công trình
– Lắp dựng coppha đà giáo
– Lắp dựng thép lớp dưới của sàn
– Lắp đặt neo và thép dự ứng lực
– Lắp dựng thép lớn trên của sàn và thép đai
– Lắp dựng con kê profile cáp dự ứng lực và các chi tiết đặt sẵn
- Bước 2: Tiến hành đổ bê tông
– Đổ bê tông sàn
– Tháo coppha thành và khuôn neo
– Kéo căng cáp dự ứng lực
– Cắt đầu cáp thừa
- Bước 3: Hoàn thiện
– Bảo vệ đầu neo dự ứng lực
– Tháo dỡ ván khuôn, đà giáo
Ứng dụng trong cuộc sống
Trong xã hội hiện nay thì cáp dự ứng lực được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành xây dựng, đặc biệt có thể kể đến như:
- Xây dựng các công trình dân dụng
- Xây dựng cầu, xây đường xá và các công trình thủy lợi, thủy điện
- Làm cáp cho cầu dầm I24 – I30m, cầu bê tông cốt thép thi công theo công nghệ đúc hẫng, cầu dây văng
- Làm bê tông cho đập bê tông cốt thép, kết cấu tường chắn, kết cấu cửa đập,… trong các công trình thủy lợi
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn toàn bộ những thông tin và kiến thức hữu ích nhất về cáp dự ứng lực.
Nếu bạn có nhu cầu về việc mua sản phẩm thì hãy liên hệ trực tiếp với công ty chúng tôi qua số Hotline/Zalo: 0968 896 039 (Mr. Phát) để được tư vấn Miễn Phí và báo giá chi tiết nhất.
Công ty Dây Cáp Thép Việt Nam cam kết sẽ có chính sách về giá cả, chiết khấu tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty.
———